Tra Cứu Hướng Đặt Bàn Thờ Ông Táo Trong Nhà Theo Tuổi

Hướng đặt bàn thờ Ông Táo trong nhà chuẩn phong thủy

Về cơ bản, hướng đặt bàn thờ Ông Táo Ông Công là hướng bếp. Nói qua một chút, hướng bếp là hướng ngược với hướng người nấu, tức là hướng lưng của người nấu bếp. Nếu gia chủ đã chọn được hướng bếp đẹp thì hướng đặt bàn thờ Ông Táo cũng sẽ đẹp, chuẩn phong thuỷ. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý không đặt bàn thờ gần hoặc đối diện bồn rửa bát và nhà vệ sinh. Đây được coi là điều đại kỵ trong việc đặt bàn thờ nói chung và đặt bàn thờ Ông Táo nói riêng.

cúng ông công ông táo ở đâu
Nếu lập bàn thờ Ông Táo riêng, gia chủ sẽ cúng ở dưới bếp. Ngược lại, nếu thờ chung trên bàn thờ gia tiên thì sẽ cúng ngay trên ban gia tiên

Còn nếu gia chủ lập bàn thờ Ông Táo cùng với bàn thờ gia tiên thì hướng bàn thờ gia tiên cũng chính là hướng đặt bàn thờ Ông Táo trong nhà. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể tìm hiểu thêm về cách đặt bàn thờ Ông Táo theo tuổi để chắc chắn rằng, hướng đặt bàn thờ không khắc tuổi, tránh những điều xui rủi có thể xảy ra trong quá trình thờ cúng. Tùy vào tuổi và bản mệnh của gia chủ mà hướng đặt bàn thờ sẽ có sự khác biệt. Theo phong thuỷ Bát Trạch, có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu, cụ thể như sau:

  • Hướng tốt: Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị.
  • Hướng xấu: Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Hoạ Hại.

Theo đó, gia chủ thuộc Đông Tứ Mệnh (hành Mộc, Thuỷ, Hoả thuộc cung Khảm, Chấn, Tốn, Ly) hướng đặt bàn thờ đẹp là Đông, Đông Nam, Bắc và Nam. Ngược lại, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh (hành Thổ, Kim thuộc cung Càn, Đoài, Cấn, Khôn) nên đặt bàn thờ theo hướng Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam.

Cúng Ông Công Ông Táo ở đâu? 

Vị trí cúng Ông Công Ông Táo sẽ phụ thuộc vào vị trí đặt bàn thờ. Nếu gia chủ lập bàn thờ Ông Táo ở nhà bếp thì soạn mâm cơm cúng dưới bếp. Ngược lại sẽ cúng tiễn Táo Quân về trời tại bàn thờ gia tiên nếu gia chủ thờ Táo Quân chung với gia tiên. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi tiến hành làm lễ cúng dưới bếp (trường hợp lập bàn thờ Táo Quân riêng) thì vẫn phải đặt mâm lễ mặn và cúng trên bàn thờ gia tiên.

Việc cúng Ông Công Ông Táo dưới bếp còn mang ý nghĩa tốt đẹp, gia đình sẽ luôn hòa thuận, ấm áp như gian bếp gia đình luôn đỏ lửa, hứa hẹn một năm mới bình an.

Nơi đặt bàn thờ Ông Táo

Như đã nói, hướng đặt bàn thờ Ông Táo trong nhà phụ thuộc vào nơi đặt bàn thờ Ông Táo. Phong thuỷ bàn thờ Ông Táo tốt nhất là đặt bàn thờ Ông Táo dưới bếp. Đây là cách đặt bàn thờ Ông Táo trong nhà chuẩn nhất. Trong đó, gia chủ cần lựa chọn vị trí đặt sạch sẽ, thoáng đãng. Ngoài ra, nên lựa chọn bàn thờ treo tường để thờ cúng Ông Táo. Bởi vì mẫu bàn thờ này được lắp đặt trên cao nên sẽ giữ được sự thanh tịnh, không bị ảnh hưởng bởi không gian sinh hoạt chung của gia đình.

hướng đặt bàn thờ ông táo trong nhà
Gia chủ có thể lập bàn thờ Ông Táo riêng hoặc thờ Ông Táo chung với bàn thờ gia tiên

Ngoài ra, nơi đặt bàn thờ Ông Táo còn có thể là trên bàn thờ gia tiên. Thực tế không phải gia đình nào cũng lập bàn thờ Ông Táo riêng. Thay vào đó, thờ Ông Táo chung trên bàn thờ gia tiên cũng không ảnh hưởng gì tới phong thuỷ. Đối với gia đình sử dụng bếp củi thì việc lập bàn thờ Ông Táo tại gian bếp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, đồng thời còn có thể khiến cho bàn thờ thường xuyên bị ẩm thấp, mất đi sự tôn nghiêm. Tóm lại, vị trí đặt bàn thờ Ông Táo sẽ phụ thuộc vào điều kiện và nhu cầu thờ tự của từng gia đình.

Những sai lầm trong cách đặt bàn thờ ông Táo 

Khi đặt bàn thờ ông Táo, gia chủ thường mắc phải một số sai lầm như sau:

  • Đặt bàn thờ sai hướng: Đặt bàn thờ sai hướng tại phương vị hành Thủy nhất là hướng Bắc gây nên nhiều thiệt hại về sức khỏe, tài vận và tiền bạc cho gia chủ nên bạn cần tuyệt đối tránh.
  • Đặt bàn thờ gần nhà vệ sinh: Gây ô uế, không tốt cho việc thờ tự.
  • Đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào: Không thu hút được tài lộc cho gia chủ.

Lưu ý khi đặt bàn thờ Ông Táo 

Khi lập bàn thờ, hướng đặt bàn thờ Ông Táo là yếu tố vô cùng quan trọng mà gia chủ cần đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, để không phạm phải những điều kiêng kỵ trong phong thuỷ, gia chủ cần đặc biệt lưu ý:

  • Tuyệt đối không đặt bàn thờ Ông Táo cạnh nhà vệ sinh, nhà tắm vì điều này có thể làm mất đi sự tôn nghiêm của chốn thờ tự linh thiêng.
  • Không nên đặt bàn thờ nhìn thẳng ra cửa chính hoặc lối đi lại, làm mất đi sự thanh tịnh. Đồng thời, nhiều quan niệm còn cho rằng đây là vị trí đặt bàn thờ Ông Táo có thể khiến cho tiền bạc bị hao tổn.
  • Hai vị trí đẹp nhất để lập bàn thờ bàn thờ Ông Táo là dưới bếp và bàn thờ gia tiên. Như vậy, không đặt bàn thờ ở những nơi ẩm thấp, tối tăm.
  • Thay vào đó, nên đặt bàn thờ ở dưới bếp, trên nóc tủ hoặc tốt hơn hết là dành ra một không gian sạch sẽ, thoáng đãng trên cao để treo bàn thờ. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo bàn thờ được đặt đúng hướng đẹp.

Bàn thờ ông Công ông Táo là gì?

Bàn thờ ông Công, ông Táo là nơi thờ cúng ba vị thần Thổ Công, Thổ Kỳ, Thổ Địa. Bên cạnh ngày lễ chính dành cho ông Công, ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm thì các ngày rằm và mùng 1 hàng tháng các gia chủ đều sắm lễ vật dâng lên bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công, ông Táo. Việc đặt bàn thờ ông Công, ông Táo đã tồn tại lâu đời trong văn hóa người Việt. Thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, biết ơn đến các vị thần linh có công giữ nhà, giữ đất. Bảo vệ gia chủ khỏi ma quỷ, tai ương.

Tại sao mỗi gia đình nên thờ cúng ông Công, ông Táo

Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Kỳ, Thổ Địa của lão giáo ở Trung Hoa nhưng sau đó được Việt hóa thành sự tích “Hai ông một bà” là vị thần Đất, vị thần Bếp, vị thần Nhà. Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ cai quản cho bếp núc của gia đình. Thổ Địa phụ trách cho việc nhà, đất và ghi chép những việc tốt xấu của các thành viên trong gia đình. Thổ Kỳ bà phụ trách công việc chợ búa và giữ cho ăn bếp luôn đỏ lửa, ấm cúng, giữ cho gia đình được thuận hòa, êm ấm.

Theo quan niệm của người Việt, Táo Quân không chỉ là vị thần cai quản hoạt động của gia chủ mà còn là vị thần giúp gia đình ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ. Vì vậy, thờ cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong sự ấm no, đủ đầy, sau đó mới đến ý nghĩa thờ thần để cai quản việc bếp núc.

Ý nghĩa tục đặt bàn thờ ông Táo 

Thờ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Ông Táo là vị thần cai quản các hoạt động của gia đình, quyết định đến mọi vận may, phúc họa, ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ vào quấy phá gia đình, bảo vệ gia chủ.

Mỗi gia đình Việt Nam đều thờ cúng ông Táo với lòng thành kính cầu mong cho gia đình luôn bình an, hạnh phúc. Các gia chủ đều chọn hướng đặt bàn thờ ông Táo chuẩn phong thủy, tránh đặt vào hướng xấu đem lại điềm xui cho gia chủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-contact Gọi Hotline icon-contact Messenger icon-contact Chat Zalo icon-contact Tìm đường